Kinh doanh phụ kiện nail trở thành sự lựa chọn của không ít chủ đầu tư ở thời điểm hiện tại. Nhu cầu làm đẹp của chị em hiện nay là rất lớn, chính vì thế khi kinh doanh mặt hàng này sẽ rất tiềm năng. Trong bài viết này, Biết Tuốt xin chia sẻ cho bạn đọc kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện nail thành công để tham khảo.
1. Tiềm năng kinh doanh phụ kiện nail
Phụ kiện nail trong thời điểm hiện tại có sức tiêu thụ tương đối lớn bởi nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ là rất lớn. Đời sống của người dân hiện nay rất cao, chính vì thế họ có nhu cầu làm đẹp cho bản thân cũng là điều rất dễ hiểu. Mặt hàng này được chị em làm quanh năm và khi kinh doanh phụ kiện nail có thể mang về nguồn lợi nhuận hấp dẫn.
Phụ kiện nail đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…. Tại Việt Nam cũng đã phát triển trong những năm gần đây. Loại hình kinh doanh này phù hợp mở ở cả thành phố lẫn nông thôn. Chính vì điều đó nên bạn có thể tham khảo để kinh doanh.
Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm mở tiệm nail thành công 100% cho chị em
2. Kinh doanh phụ kiện nail cần chuẩn bị những gì?
Mở cửa hàng phụ kiện nail cần chuẩn bị những gì? Khi mở cửa hàng bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều yếu tố từ tiền vốn cho tới kiến thức, kinh nghiệm. Cụ thể:
2.1 Nguồn vốn
Để mở cửa hàng thì bạn cần chuẩn bị một số vốn khá lớn. Tuỳ thuộc vào phân khúc khách hàng hướng tới, quy mô kinh doanh để quyết định số vốn tương ứng. Bạn cần chi vốn để thuê mặt bằng, thuê nhân viên, mua sắm trang thiết bị, thiết kế – trang trí cửa hàng, nhập phụ kiện nail,….
Thuê mặt bằng
Tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn có thể thuê mặt bằng to hoặc nhỏ. Nếu không có quá nhiều vốn thì bạn có thể thuê mặt bằng nhỏ. Ưu điểm của loại hình kinh doanh này đó là không nhất thiết phải mở ở mặt đường lớn, bạn có thể chọn mặt bằng ở những con đường nhỏ, con ngõ có đông dân cư sinh sống để tối ưu chi phí mặt bằng. Mặt bằng ở thành phố có giá cao hơn so với vùng nông thôn. Chi phí có thể rơi vào 3 – 8 triệu đồng/tháng.

Thiết kế – trang trí
Tiếp theo đó chính là chi phí thiết kế – trang trí phụ kiện nail. Những người làm nail thường là sinh viên, người đi làm, trung niên,… Dựa vào phân khúc khách hàng hướng tới để thiết kế không gian phù hợp. Bạn cần chú ý yếu tố ánh sáng để không gian luôn đảm bảo đủ ánh sáng phục vụ làm nail. Chi phí trang trí thiết kế rơi vào khoảng 20 – 30 triệu đồng.
Chi phí nhập phụ kiện
Tiếp theo là chi phí nhập phụ kiện nail. Bạn nên nhập các mặt hàng chất lượng từ nhà sản xuất uy tín để đảm bảo an toàn cho khách và tạo ra những tác phẩm đẹp nhất trên đôi tay và chân của khách hàng. Chi phí nhập hàng có thể dựa vào số lượng khách hàng tới tiệm. Chi phí này rơi vào khoảng 5 – 10 triệu đồng.
Chi phí mua sắm trang thiết bị
Tiếp theo đó chính là mua sắm trang thiết bị. Các trang thiết bị bạn cần phải trang bị đó là: bàn ghế, phụ kiện làm nail như: sơn móng tay, cọ, bút vẽ móng, móng giả, giũa móng, kềm nhặt da, dụng cụ bảo hộ, giấy thấm gel, bát ngâm tay chân, kệ đựng phụ kiện làm nail,… Chi phí này rơi vào khoảng 30 – 50 triệu đồng tuỳ vào quy mô kinh doanh.

Thuê nhân viên
Tuỳ thuộc vào số lượng nhân viên tới tiệm nail để quyết định có thuê nhân viên hay không. Nếu số lượng khách không quá đông thì bạn có thể tự mình phục vụ khách hàng. Còn nếu quán có đông khách thì bạn có thể xem xét thuê từ 1 – 3 nhân viên.
2.2 Lập kế hoạch kinh doanh
Mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện nail đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh càng chi tiết sẽ giúp bạn đi đúng định hướng, giảm thiểu sai sót. Các thông tin cần có trong kế hoạch kinh doanh đó là: chi phí, lựa chọn mặt bằng, nguồn hàng nhật phụ kiện, cần thực hiện những công việc gì,….
2.3 Chọn mặt bằng vị trí đẹp
Mặt bằng kinh doanh không cần phải quá lớn nếu bạn không có số vốn lớn. Mặt bằng chỉ từ 30m2 đã đủ để bạn phục vụ khách hàng. Nên chọn vị trí tiệm nail ở gần khu vực đông dân cư, gần khu văn phòng, trường đại học, chợ hoặc trong các con ngõ có nhiều người dân sinh sống. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo mặt bằng tại các vùng quê nếu có ý định mở tại những địa điểm này.
2.4 Nắm bắt kiến thức về nail
Không có ai có thể kinh doanh thành công nếu thiếu kiến thức – kinh nghiệm liên quan tới lĩnh vực mà mình kinh doanh. Đối với kinh doanh nail cũng như vậy, bạn cần nắm bắt thông tin về các phụ kiện nail, cách kết hợp màu sắc,…. Hãy nắm chắc kiến thức liên quan trước khi mở cửa hàng bạn nhé. Có được sự hiểu biết sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp hơn.

Đọc ngay: Kinh nghiệm quản lý tiệm nail hiệu quả cho người mới
3. Các dụng cụ làm nail thông dụng, dễ bán
Chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc một số dụng cụ làm nail thông dụng và dễ bạn để tham khảo:
3.1 Dụng cụ vệ sinh móng
Bát ngâm tay chân: Bát ngâm tay chân thường được làm từ nhựa và nó có tác dụng ngâm tay cho khách giúp tay, chân mềm mại. Đây là công đoạn đầu tiên trước khi thực hiện làm móng tay/chân.
Kềm nhặt da: khi ngâm tay xong thì thợ cần dùng kềm để nhặt sạch tế bào chết xung quanh viền tay và chân.

Lấy khoé móng: dụng cụ giúp vệ sinh sạch sẽ các chất bám bụi tại vùng viền và khoé móng. Dụng cụ lấy khóe tạo sự êm ái trong quá trình thực hiện.
Giấy thấm gel: loại giấy này có khả năng thấm nhanh chóng các gel dưỡng móng và thường được kết hợp với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
Dụng cụ bảo hộ: để tránh khách hàng tiếp xúc với các hóa chất của nghề nail thì khách sẽ được nhân viên sử dụng đồ bảo hộ tốt nhất như: khẩu trang, găng tay,…
3.2 Dụng cũ vẽ móng
Sơn móng tay: những bộ móng đẹp cần có sơn móng tay. Có rất nhiều loại sơn móng tay đó là: sơn bóng, sơn lì, sơn nhũ,…
Cọ, bút vẽ móng: chúng được sử dụng để đánh phủ màu đều trên bề mặt móng. Chúng có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau để phù hợp với từng móng tay. Có tới 40 loại có khác nhau gồm cọ đầu tròn, cọ vuông, cọ đầu chéo,…

Móng giả: với những khách hàng muốn một bộ móng dài thì nhân viên có thể gắn móng giả cho khách. Có nhiều kiểu dáng và chất liệu để khách hàng lựa chọn.
Giũa móng: dụng này giúp cho thợ nail dễ dàng tạo dáng cho móng tay, đồng thời giúp cho móng khỏe hơn.
Bên cạnh những dụng cụ kể trên còn có các dụng cụ khác như: đèn led, máy mài móng, phụ kiện dưỡng móng,…
4. Kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện nail thành công
Nếu muốn kinh doanh đông khách, thu lợi nhuận cao thì bạn cần nắm bắt kinh nghiệm kinh doanh vô cùng hữu ích sau:
4.1 Cập nhật xu hướng
Khách hàng hiện nay thích những gì theo xu hướng, càng hot càng nhiều người muốn làm. Chính vì thế, chủ kinh doanh phải luôn cập nhật xu hướng mới trên thị trường trong và ngoài nước. Cập nhật mẫu mã đa dạng cũng là cách nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ, đồng thời giúp giữ chân khách hàng.
4.2 Định giá sản phẩm
Khi mở cửa hàng đừng quên nghiên cứu kỹ giá của sản phẩm. Hãy tham khảo đối thủ để định giá phù hợp nhất. Bạn cũng cần phải tìm hiểu các nhà cung cấp uy tín để nhập hàng đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng tốt nhất.

4.3 Chăm sóc khách hàng
Nếu muốn giữ chân khách hàng thì cần phải làm tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hãy giao hàng đúng giờ, phục vụ khách chu đáo khi làm nail. Sau khi làm xong dịch vụ có thể nhắn tin, gọi điện cho khách để hỏi về trải nghiệm dịch vụ tại tiệm.
4.4 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Để kinh doanh tiệm nail hiệu quả thì bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm sẽ giúp bạn quản lý phụ kiện nail đầy đủ, chi tiết, tránh thất thoát. Đồng thời bạn có thể chăm sóc khách hàng, lưu trữ thông tin khách, thanh toán nhanh chóng, báo cáo doanh thu đầy đủ, trực quan,…
Review phần mềm quản lý tiệm nails miễn phí, hiệu quả nhất: https://kinhnghiemkinhdoanh.net/phan-mem-quan-ly-tiem-nails/
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện nail. Nếu lựa chọn kinh doanh hãy tham khảo bài viết kể trên. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới.