kinh doanh vàng

Bí quyết kinh doanh vàng lợi nhuận cao chia sẻ từ chuyên gia

Kinh doanh vàng là loại hình kinh doanh mang đến lợi nhuận cao. Tuy nhiên để kinh doanh mặt hàng này không phải là điều đơn giản. Thấu hiểu được điều đó nên trong bài viết này, Biết Tuốt xin chia sẻ cho bạn đọc bí quyết kinh doanh vàng thành công để bạn tham khảo. Đừng bỏ lỡ thông tin đầy hữu ích này nhé. 

1. Tiềm năng kinh doanh vàng 

Có nên kinh doanh vàng bạc hay không? Đây chắc hẳn là băn khoăn của không ít người có ý định kinh doanh mặt hàng này. Đặc điểm của vàng là kim loại quý, luôn có sự ổn định về giá và theo thời gian giá của vàng sẽ tăng lên. Vàng có giá trị lớn và mẫu mã, thị trường thay đổi liên tục đòi hỏi chủ kinh doanh phải có tiềm lực. Nếu bạn đã chuẩn bị đủ về kiến thức, vốn và kinh nghiệm thì có thể đầu tư mở cửa hàng bởi tỷ lệ thành công cao. 

2. Mở tiệm vàng cần bao nhiêu vốn? 

Mở tiệm vàng cần bao nhiêu vốn? Để trả lời cho câu hỏi này thì chủ kinh doanh cần dựa vào một số yếu tố dưới đây:

2.1 Thuê mặt bằng 

Đầu tiên đó chính là chi phí thuê mặt bằng. Mặt bằng cần tìm phải có diện tích khá lớn để có thể trưng bày nhiều loại hàng hoá. Nên chọn mặt bằng ở khu vực trung tâm, đông dân cư, gần mặt đường lớn, gần chợ,… 

Thuê mặt bằng
Thuê mặt bằng ở khu vực đông dân cư, đảm bảo an ninh

Địa điểm mở tiệm vàng cũng phải đảm bảo an ninh, ít xảy ra tình trạng trộm cắp hay cướp giật. Giá thuê mặt bằng ở các khu vực đắc địa tương đối cao, có thể dao động từ 40 – 70 triệu đồng/tháng đối với khu vực thành phố. Ở các vùng nông thôn có thể rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng.

2.2 Thiết kế – trang trí 

Ngày nay khách hàng rất chú trọng tới không gian của cửa hàng. Cửa hàng rộng, sạch sẽ, được trang trí đẹp sẽ thu hút khách hàng. Khi kinh doanh mặt hàng vàng không cần trang trí, thiết kế quá cầu kỳ. Tuy nhiên, chủ kinh doanh cần phải đảm bảo không gian rộng, ngập tràn ánh sáng, thiết kế tinh tế để tạo ấn tượng với khách hàng. Đừng quên trang bị từ 3 – 4 camera để đảm bảo an ninh. Chi phí trang trí – thiết kế rơi vào khoảng 50 – 100 triệu đồng hoặc có thể hơn tuỳ vào quy mô của cửa hàng. 

2.3 Nhập hàng hoá 

Tiếp theo đó chính là chi phí nhập hàng. Để quyết định số vốn nhập hàng còn phụ thuộc vào giá vàng tại thời điểm đó. Chi phí nhập vàng rất là lớn bởi mặt hàng này rất có giá trị và đa dạng các mặt hàng như: nhẫn, lắc tay, kiềng vàng, khuyên tai,… Tùy vào đối tượng khách hàng hướng tới để quyết định số lượng hàng nhập và cả mẫu mã. 

2.4 Mua sắm trang thiết bị 

Chi phí mà chủ kinh doanh cần bỏ ra đó là mua sắm trang thiết bị. Bạn sẽ phải mua các tủ lớn để trưng bày vàng. Bên cạnh đó cần bỏ chi phí để mua phần mềm quản lý bán hàng, bàn ghế,… Chi phí mua sắm trang thiết bị phụ thuộc vào quy mô kinh doanh.

Mua sắm trang thiết bị
Chi phí mua sắm trang thiết bị

2.5 Chi phí thuê nhân viên

Nếu bạn cần phục vụ số lượng khách hàng lớn thì chủ kinh doanh cần phải thuê thêm nhân viên. Bạn có thuê từ 1 – 3 nhân viên tuỳ vào số lượng khách hàng. Vàng là mặt hàng kinh doanh tương đối đặc biệt nên chủ kinh doanh sẽ cần phải trainning nhân viên kỹ lưỡng. Điều này giúp nhân viên phục vụ khách hàng tận tình và chu đáo hơn. 

3. Điều kiện kinh doanh vàng bạc đá quý 

Để kinh doanh vàng bạc thì chủ kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ điều kiện do nhà nước quy định. Đó là:

  • Là đơn vị kinh doanh đã được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
  • Được cấp giấy phép kinh doanh vàng bạc trang sức.
Điều kiện kinh doanh
Được cấp giấy phép kinh doanh vàng bạc trang sức
  • Có địa điểm kinh doanh rõ ràng, cụ thể, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng các quy định về PCCC, an ninh cùng những yêu cầu cơ bản của cửa hàng vàng.
  • Giá vàng, bạc,… cần được niêm yết minh bạch, cập nhật nhanh chóng theo thời giá thị trường. 
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các giấy tờ theo quy định như hoá đơn, chứng từ…

4. Mở tiệm vàng cần những thủ tục gì?

Nếu chủ kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện kể trên thì để mở tiệm vàng thì chủ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ đó là:

  • Nộp hồ sơ bản mềm thành lập doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia và xin phép đăng ký doanh nghiệp. 
  • Khi đã có kết quả thì chủ kinh doanh cần nộp hồ sơ bản cứng lên phòng đăng ký kinh doanh. 

>>> Xem thêm: Top 10+ phần mềm quản lý tiệm vàng chuyên nghiệp nhất

5. Kinh nghiệm mở tiệm vàng thành công 

Để kinh doanh thành công thì chủ kinh doanh cần nắm bắt một số kinh nghiệm kinh doanh vàng đó là:

5.1 Theo dõi thị trường 

Muốn mở tiệm vàng đòi hỏi chủ kinh doanh phải nắm bắt thị trường để biết biến động lên xuống, giá vàng, nhu cầu của người tiêu dùng. Thị trường vàng trong nước và thế giới thường xuyên biến động do nguyên tắc cung cầu hoặc do chính sách dự trữ vàng quốc gia. Chưa dừng lại ở đó, khi kinh doanh thì bạn cũng cần phải chú ý về mẫu mã, kiểu dáng, xu hướng của người tiêu dùng. 

Theo dõi thị trường
Muốn mở tiệm vàng đòi hỏi chủ kinh doanh phải nắm bắt thị trường

5.2 Lựa chọn nguồn nhập hàng uy tín

Việc chọn nhà cung cấp rất quan trọng bởi nó quyết định chất lượng sản phẩm có đẹp, tinh xảo hay không. Nguồn hàng nên lấy từ những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường. Những đơn vị này sẽ có chính sách giá tốt hơn. Không những vậy, chủ kinh doanh cũng cần phải nắm bắt xu hướng của đối tượng khách hàng hướng tới để lựa chọn nguồn hàng thích hợp. 

5.3 Có ý tưởng kinh doanh 

Để khách hàng có thể đồng hành cùng bạn trong thời gian dài thì chủ kinh doanh cần có nhiều ý tưởng kinh doanh hấp dẫn. Bạn có thể tự thiết kế vàng bạc, trang sức theo phong cách riêng. Nắm bắt xu hướng để cập nhật mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thường xuyên cung cấp các chương trình ưu đãi, khuyến mãi thu hút khách hàng. 

5.4 Nắm bắt kiến thức về vàng, thị trường 

Là người kinh doanh thì không thể không nắm chắc các kiến thức liên quan đến vàng. Bạn có nắm chắc mới có thể đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và có được thành công. Có kiến thức, bạn có thể training cho nhân viên, đồng thời hỗ trợ tư vấn cho khách hàng một cách dễ dàng hơn. 

5.5 Xây dựng thương hiệu 

Trong thời đại công nghệ như hiện nay thì chủ kinh doanh cần xây dựng thương hiệu để tiếp cận thật nhiều lượt khách hàng. Bạn có thể xây dựng các chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng, nhờ những khách hàng thân quen giới thiệu thương hiệu. Tận dụng các nền tảng như facebook, instagram, tiktok,… để tiếp cận nhiều lượt khách hàng hơn nữa.

marketing
Xây dựng thương hiệu tiếp cận khách hàng

5.6 Sử dụng phần mềm quản lý tiệm vàng

Khi cửa tiệm đã đi vào hoạt động ổn định thì chủ kinh doanh cần sử dụng phần mềm quản lý tiệm vàng để kinh doanh hiệu quả hơn. Phần mềm giúp bạn tiết kiệm chi phí, công suất làm việc và có thể kiểm soát công việc kinh doanh mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể quản lý nhân viên, theo dõi báo cáo doanh thu, công nợ, quản lý thông tin khách hàng, số lượng hàng hoá nhập vào bán ra, quản lý từ xa, quản lý đa chi nhánh,… 

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc bí quyết kinh doanh vàng lợi nhuận cao. Bạn đọc hãy tham khảo và nắm bắt. Nếu cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này.