Mở cửa hàng sữa ở nông thôn trở thành sự lựa chọn của nhiều chủ kinh doanh. Kinh doanh mặt hàng này khá tiềm năng bởi chi phí mở cửa hàng không quá cao, nhu cầu sử dụng sữa của người dân cao. Tuy nhiên, để mở cửa hàng thu về lợi nhuận hấp dẫn thì hãy cùng Biết Tuốt tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tiềm năng mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Đời sống của người dân ở khu vực nông thôn ngày càng cao nên nhu cầu nâng cao đời sống về vật chất – tinh thần tăng lên. Một trong những nhu cầu đó là sử dụng sữa chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình. Hiện nay, lượng tiêu thụ sữa của người dân gia tăng và nó ngày càng tiếp tục tăng trong tương lai.
Mở cửa hàng sữa ở nông thôn tiềm năng bởi so với các cửa hàng ở thành phố thì tại nông thôn bạn sẽ ít bị cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, để kinh doanh hiệu quả đòi hỏi bạn cần phải tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu để bán sản phẩm phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa đông khách, siêu lợi nhuận
2. Các mô hình kinh doanh sữa phổ biến
Hiện nay có một số mô hình kinh doanh sữa phổ biến được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn đó là:
2.1 Mô hình cửa hàng sữa bột
Kinh doanh sữa bột là sự lựa chọn của không ít người bởi nhu cầu sử dụng sữa bột cho trẻ em và người lớn tương đối lớn. Chủ kinh doanh có thể kết hợp giữa bán sữa bột trong nước và nhập khẩu. Mặt bằng cửa hàng sữa không cần quá rộng, diện tích chỉ từ 40m2 trở lên và số vốn cần phải bỏ ra từ 100 – 200 triệu.
Nếu bạn có nguồn vốn dồi dào thì bạn có thể mở rộng quy mô cửa hàng lớn hơn. Thông thường các cửa hàng sữa bột có quy mô lớn sẽ được hưởng các chính sách tốt của các hãng sữa như: chi phí marketing, tiền tích luỹ, hỗ trợ PG, chi phí trưng bày sản phẩm,….
2.2 Mô hình cửa hàng sữa bỉm
Kinh doanh sữa bỉm cũng có sự tương đồng với kinh doanh sữa bột và chủ kinh doanh có thể kết hợp bán các sản phẩm này để gia tăng doanh số bán hàng. Các em bé được sinh ra mỗi ngày là rất lớn nên lượng khách hàng của bạn sẽ tương đối lớn. Tuy nhiên để kinh doanh mô hình này thì chủ kinh doanh cần có số vốn tương đối lớn. Bởi các mặt hàng bỉm và sữa có giá nhập tương đối cao.

2.3 Mô hình cửa hàng mẹ và bé
Cửa hàng mẹ và bé cũng là mô hình được nhiều chủ kinh doanh tham khảo. Cửa hàng có bày bán đa dạng các sản phẩm của cả mẹ và bé như: sữa, bỉm, quần áo,…. Thông thường các mẹ khi đi mua sắm sẽ cần mua rất nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ cho bản thân và em bé. Không những vậy, bày bán đa dạng các sản phẩm cũng giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Để mở được cửa hàng theo mô hình này đòi hỏi chủ kinh doanh phải có số vốn lớn.
3. Thủ tục mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Để mở cửa hàng sữa thì chủ kinh doanh cần có giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu chỉ có nhu cầu mở một cửa hàng và thuê dưới 10 nhân viên thì bạn nên chọn loại hình kinh doanh hộ cá thể. Một số giấy tờ bạn cần phải chuẩn bị đó là:
- Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chủ shop.
- Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì chủ kinh doanh cần mang đi nộp tại cơ quan có thẩm quyền cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong thời gian 3 ngày chủ kinh doanh sẽ nhận được giấy phép nếu hồ sơ đạt yêu cầu.
3. Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn
Bạn hãy nắm bắt kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn hữu ích được chúng tôi chia sẻ ngay bên dưới đây để kinh doanh hiệu quả hơn.
3.1 Nguồn vốn mở cửa hàng sữa
Tuỳ vào từng mô hình kinh doanh và quy mô của cửa hàng mà số vốn đầu tư bỏ ra cũng có sự khác nhau. Trung bình số vốn cần bỏ ra cho các cửa hàng kinh doanh sữa rơi vào khoảng 100 triệu đồng. Trong đó có chi phí thuê mặt bằng, nhập hàng, thiết kế – trang trí, mua trang thiết bị, thuê nhân viên,… Số vốn còn lại được sử dụng cho các tình huống phát sinh và duy trì hoạt động của cửa hàng.
3.2 Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Bạn nên lựa chọn địa điểm mở cửa hàng ở gần khu dân cư, nơi đông người qua lại, gần trường học, bệnh viện,… Mặt bằng không cần có diện tích quá lớn, tuy nhiên bạn cần thiết kế cho phù hợp với mục đích kinh doanh.

3.3 Tìm nguồn nhập hàng uy tín
Yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sữa hiện nay rất cao nên chủ kinh doanh cần lựa chọn đơn vị nhập hàng uy tín. Bạn nên tham khảo các nhà cung cấp là các thương hiệu lớn như: Vinamilk, Nestle, NutiFood,….
Nếu cửa hàng chưa có quy mô lớn, chưa đủ điều kiện nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất thì bạn có thể tham khảo nhập hàng qua các đại lý của hãng. Giá chiết khấu cho các sản phẩm tương đối tốt và hơn thế còn được hỗ trợ vận chuyển.
3.4 Các trang thiết bị cần thiết
Một số trang thiết bị chủ kinh doanh cần phải đầu tư khi mở cửa hàng sữa ở nông thôn đó là: tủ lạnh, tủ mát, tủ đông bảo quản sữa, các loại tủ kệ để bày hàng hoá, các thiết bị phục vụ cho hoạt động bán hàng như: phần mềm quản lý bán hàng, máy in mã vạch, máy in hoá đơn,…
3.5 Cách trưng bày hàng hoá
Việc trưng bày hàng hoá khoa học, phù hợp cũng là điều hết sức cần thiết. Nó không chỉ giúp cho hoạt động bán hàng tốt hơn, giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm mà còn tạo sự hấp dẫn, đặc trưng riêng cho cửa hàng.

Nếu chủ kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm trong trưng bày sản phẩm, hàng hoá có thể nghiên cứu đối thủ, cách họ trưng bày hoặc tham khảo trên các nền tảng mạng xã hội, trang thông tin điện tử, báo chí,… để có thêm nhiều ý tưởng.
3.6 Quảng bá thương hiệu
Việc quảng bá thương hiệu là điều hết sức quan trọng bởi nó giúp cho việc tiếp cận khách hàng tốt hơn. Bạn có thể tận dụng các nền tảng mạng xã hội như: facebook, instagram, tiktok,… Bạn có thể đăng tải các hình ảnh, video về sản phẩm và khách hàng. Đồng thời, bạn có thể kết hợp bán hàng online trên các nền tảng thương mại điện tử như: shopee, lazada,… để gia tăng thêm lợi nhuận.
Để thu hút sự chú ý của khách hàng thì bạn cần tạo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Đồng thời phải chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng để tạo ấn tượng cho khách hàng. Đây cũng là một cách để duy trì lòng trung thành của khách hàng.
3.7 Chăm sóc khách hàng
Không chỉ bạn cần phải chăm sóc những khách hàng mới mà những khách hàng thân thiết cũng cần phải chăm sóc kỹ lưỡng. Vào những ngày quan trọng như sinh nhật thì chủ kinh doanh nên có lời nhắn chúc mừng. Chăm sóc khách hàng tốt sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với họ và họ có thể giới thiệu những khách hàng mới cho cửa hàng.

3.8 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Để quản lý cửa hàng, nhân viên, hàng tồn kho,… thì chủ kinh doanh cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm này giúp chủ kinh doanh tối ưu hoá quá trình vận hành kinh doanh. Một trong những phần mềm được nhiều chủ kinh doanh tin dùng đó là POS365.
Một số tính năng của phần mềm đó là:
- Tính tiền nhanh chóng, chuẩn xác.
- Thanh toán đa dạng: thẻ ngân hàng, ví điện tử, mã QR,…
- Xử lý đơn hàng nhanh chóng, các đơn hàng được nhận, trả, huỷ chuẩn xác.
- Quản lý sản phẩm chi tiết thông qua tính năng phân loại, thêm mới, xoá khi nhập hàng.
- Lưu trữ thông tin hàng hóa trên nền tảng điện toán đám mây.
- Quản lý hàng tồn kho chính xác.
- Báo cáo bán hàng đầy đủ, trực quan, chi tiết: tổng kết cuối ngày, báo cáo trả hàng, báo cáo hoa hồng, tình trạng công nợ,…
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đọc một số kinh nghiệm mở cửa hàng sữa ở nông thôn để bạn tham khảo. Mô hình kinh doanh này rất tiềm năng và bạn cần nắm bắt kiến thức, kinh nghiệm để kinh doanh hiệu quả. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này.
So sánh các phần mềm quản lý bán hàng được tin dùng hiện nay: http://kinhnghiemkinhdoanh.net/so-sanh-cac-phan-mem-quan-ly-ban-hang/