Nhà hàng, quán ăn là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để mở nhà hàng, quán ăn cần phải có giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Vậy, thủ tục mở quán ăn gồm những thủ tục nào, cách thực hiện ra sao, hãy cùng Biết Tuốt đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Quy trình làm giấy phép kinh doanh nhà hàng quán ăn

Dựa trên quy định về đăng ký kinh doanh, xin cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mà Pháp luật yêu cầu thì quy trình đăng ký kinh doanh nhà hàng như sau:
- Bước 1: Thuê địa điểm mở nhà hàng, quán ăn.
- Bước 2: Đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp
- Bước 3: Đăng ký xin giấy phép chứng nhận an toàn thực phẩm
- Bước 4: Xin các giấy phép con để đủ điều kiện kinh doanh.
- Bước 5: Kê khai và nộp thuế theo quy mô kinh doanh.
Điều kiện đăng ký kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Để kinh doanh quán ăn, nhà hàng thì bạn cần phải đáp ứng được 4 điều kiện sau:
- Xin giấy phép kinh doanh
- Có quyền sử dụng địa điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh
- Hoàn thành thủ tục mở quán ăn về giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Hoàn thành thủ tục xin giấy phép về rượu bia, thuốc lá (nếu quán ăn của bạn có cung cấp những mặt hàng này.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội, bạn đã biết?
Chi tiết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Để xin giấy phép kinh doanh quán ăn, bạn cần chuẩn bị những thủ tục sau đây:

Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể và doanh nghiệp sẽ có chút khác nhau. Căn cứ điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 quy định thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân sẽ tham gia vào hộ kinh doanh.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất hoặc hợp đồng thuê nhà
- Biên bản họp về quá trình thành lập hộ kinh doanh (Bản sao có công chứng)
Quy trình nộp
Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cần mang đầy đủ hồ sơ cần chuẩn bị ở trên đến nộp tại tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Thời hạn giải quyết hồ sơ
Sau khi đã nhận được giấy biên nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn sẽ mất ít nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu đảm bảo thỏa mãn những điều kiện sau:
- Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh mục ngành nghề bị cấm.
- Tên hộ kinh doanh muốn đăng ký phù hợp với quy định tại điều 73 nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
- Nộp lệ phí đăng ký theo quy định: 100.000 đồng/lần.
Nếu sau 3 ngày hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa và bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh để hoàn thành thủ tục mở nhà hàng ăn uống.
Đặc điểm của đăng ký kinh doanh cá thể, bạn cần biết
Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn cần hiểu rõ những đặc điểm của đăng ký kinh doanh cá thể như sau:
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm
- Không sử dụng trên 10 lao động
- Do cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ
- Không có con dấu pháp nhân
- Chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
- Thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh bắt buộc phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.
>>> Tìm hiểu thêm: Mở quán ăn cần những gì để kinh doanh hiệu quả? [Update 2023]
Thủ tục mở quán ăn: đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một trong những điều kiện bắt buộc của thủ tục mở quán ăn. Đây là giấy chứng nhận của cơ quan chứng năng cấp cho cửa hàng, doanh nghiệp, nhà hàng, khách hàng,..sau khi kiểm tra, đánh giá và đảm bảo rằng cơ sở đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Thủ tục đăng ký đủ điều kiện an toàn thực phẩm cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
Quy trình nộp
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì nộp tại UBND cấp huyện, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Trong vòng 25 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ có quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Nếu bị từ chối, cơ quan này sẽ phải trả lời và nêu rõ lý do.
>>> Đừng bỏ lỡ: Bí quyết quản lý quán ăn hiệu quả được chia sẻ từ chuyên gia
Một số giấy phép khác
Với những nhà hàng quán ăn quy mô lớn hay buôn bán các sản phẩm thuộc danh mục cần được cấp phép như thuốc lá, rượu bia…thì chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị thêm những thủ tục mở quán ăn như sau:

- Chứng minh rằng nhà hàng đã có đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy bằng văn bản
- Giấy chứng nhận đã đăng ký thương hiệu độc quyền
- Giấy phép được bán lẻ rượu trong nhà hàng (nếu có)
- Giấy phép được bán lẻ thuốc lá trong nhà hàng (nếu có)
- Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nếu diện tích nhà hàng có quy mô >200m2
Trên đây là tổng hợp lại những thông tin, quy trình, cách đăng ký thủ tục mở quán ăn. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!